Lớp B3 THPT Xuân Lộc
Chào mừng bạn ghé thăm diễn đàn của lớp B3, hãy đăng ký thành viên để giúp diễn đàn phát triển hơn ^^
Và nhớ đọc kỹ nội quy nhé bạn: Nội quy

Join the forum, it's quick and easy

Lớp B3 THPT Xuân Lộc
Chào mừng bạn ghé thăm diễn đàn của lớp B3, hãy đăng ký thành viên để giúp diễn đàn phát triển hơn ^^
Và nhớ đọc kỹ nội quy nhé bạn: Nội quy
Lớp B3 THPT Xuân Lộc
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Latest topics
» 100 năm trước bạn là ai?
by cánh phù dung mõng 7/5/2012, 11:18 am

» [English]Qui tắc đầy đủ cho vấn đề đánh trọng âm từ
by anhminh1232002 6/5/2012, 6:02 pm

» Turbo Pascal 7.0 - Phần mềm lập trình
by trungky2012 15/4/2012, 10:18 pm

» Thuận Thiên Kiếm chắc chắn ra mắt mùa hè 2009
by anhanhnguyet 27/8/2011, 7:26 pm

» Đề nghị anh em lập facebook để tiện liên lạc!!!
by [Sion] 27/8/2011, 6:13 pm

» CÁM ƠN NGƯỜI BẠN CỦA TÔI...
by Tommy 27/8/2011, 7:58 am

» Đi "quậy" nhà lớp trưởng nà!!
by quynho 7/5/2011, 9:20 pm

» Audio phần Listen của English 11
by h2o_fuu 12/1/2011, 4:18 pm

» Hit mot hoi day long nguc
by ÔngTámB3 11/12/2010, 7:23 pm

» Pascal Study - Phần mềm tự học pascal dành cho người mới làm quen
by tranlephuan 29/10/2010, 9:28 pm


Khoa học 1

Go down

Khoa học 1 Empty Khoa học 1

Bài gửi by Tommy 31/5/2009, 7:51 pm

Trứng muỗi có thể sống trên vũ trụ

Những cuộc thí nghiệm gọi là Biorisk, thực hiện từ 07-2007 đến 07-2008 trên trạm không gian quốc tế ISS, đã chứng minh rằng hàng chục loài sinh động vật vẫn có thể sống sót sau "một chuyến viễn du" bay quanh quỹ đạo trái đất. Nữ khảo cứu gia Natalia Nowikowa chuyên về Vi Trùng Học đã tường trình với thông tấn xã Itar-Tass rằng các trứng côn trùng, ấu trùng muỗi Chironomidae chẳng hạn (trong số những trứng sâu, trứng cá, thực vật, v..v... mang lên phi thuyền) vẫn có thể sống sót sau một năm trời đem ra ngoài không gian để thử nghiệm sức chịu đựng những điều kiện khắc nghiệt của vũ trụ. Đem về lại trái đất, tuy hơn một nửa ấu trùng muỗi mang theo lên phi thuyền đã chết dần dần trước cuộc thử nghiệm Biorisk (vì đa số không chịu nổi những rung chuyển của phi thuyền khi khởi hành, khi gia tăng tốc độ và khi đáp xuống), các khảo cứu gia rất ngạc nhiên khi thấy có đến 80% các ấu trùng muỗi, sau các thử nghiệm Biorisk, hồi sinh và phục hồi lại hoàn toàn những quá trình biến dưỡng sinh học trong cơ thể chúng, mặc dù chúng phải chịu đựng những ảnh hưởng của phóng xạ và thay đổi nhiệt độ từ +106°C đến -270°C.
Các khảo cứu gia hiện nay đang tìm hiểu xem liệu có thể đem các sinh động vật "cấy" ở một hành tinh khác và các sinh động vật này bị ảnh hưởng như thế nào với một môi trường có hệ sinh thái khác hẳn trái đất. Và các sinh động vật này sẽ biến thể ra sao, nếu có sự biến thể, để thích ứng với môi trường ngoài vũ trụ. Ngoài ra, họ cũng muốn tìm hiểu thêm rằng liệu các vi sinh vật của các hành tinh khác có thể sống sót nổi khi tới trái đất.

Viễn vọng kính khổng lồ Herschel của ESA
Sau nhiều lần phải hoãn lại ngày phóng viễn vọng kính Herschel, cơ quan Không Gian Liên hiệp châu Âu ESA (European Space Agency) tại Paris vừa ấn định ngày khởi hành sẽ là ngày mùng 6 tháng Năm sắp tới. Herschel, trị giá khoảng 1 tỷ Euros, là một viễn vọng kính không gian khổng lồ nặng 3400 kg và cao 7.5 thước với mặt gương có đường kính rộng 3.5 thước, lớn nhất từ trước đến nay, lớn hơn gấp đôi viễn vọng kính Hubble. Các khoa học gia của ESA hy vọng, nhờ các chức năng của viễn vọng kính Hubble tựa như một trạm quan sát lưu động, sẽ tìm hiểu được sự hình thành của những ngôi sao mới, những thiên hà; sẽ nghiên cứu những sao chổi trong thái dương hệ và khám phá được những thiên hà đầu tiên trong vũ trụ từ thuở khai thiên lập địa.
ESA cho biết lẽ ra là ngày 16-04 nhưng lại phải dời ngày phóng Herschel vì nhiều nguyên nhân về an toàn, tuy nhiên ngày mùng 6 tháng Năm, viễn vọng kính Herschel sẽ được phóng đi cùng với vệ tinh Planck (trị giá 600 triệu euros) và dự tính sẽ hoạt động khoảng 3 năm rưỡi trong vũ trụ.
Viễn vọng kính được đặt tên là Herschel để nhớ tới nhà thiên văn học Friedrich Wilhelm Herschel còn gọi là William Herschel (sinh ngày 15-11-1738 tại Hannover, Đức quốc; chết ngày 25-08-1822 tại Slough, Anh quốc), người đã khám phá ra hồng ngoại tuyến.

Phi vụ để tìm hiểu Bắc Cực thuộc về quốc gia nào
Bắc Băng Dương rộng khoảng hơn 14 triệu cây số vuông và độ sâu trung bình khoảng 1.038 thước, là một kho tàng quý giá vô tận chứa dầu, khí thiên nhiên và những khoáng quý như vàng, kim cương, bạc, đồng, .v.v.. , bao quanh bởi Canada, Đan Mạch (Groenland), Na uy, Nga và Hoa kỳ (Alaska). Thể theo Công Ước về luật biển của Liên Hiệp Quốc ký năm 1982, mỗi quốc gia này có chủ quyền trên vùng Bắc Băng Dương không vượt quá 200 dặm dọc theo lãnh thổ của mình. Trong hải phận thuộc chủ quyền của mình, quốc gia đó có quyền "muốn làm gì thì làm" như thực hiện những nghiên cứu về khoa học hoặc có mục đích kinh tế. Thế còn những tài nguyên quý giá nằm sâu dưới đáy Bắc Băng Dương xa quá 200 dặm, nằm giữa hải phận của hai quốc gia đối diện nhau chẳng hạn, thì thuộc sở hữu của ai? Chính những tài nguyên quý giá này là đầu mối của những tranh chấp từ nhiều năm nay giữa 5 cường quốc. Với hiện tượng thay đổi nhiệt độ toàn cầu hiện nay, vùng Bắc Băng Dương đang từ từ tan chẩy làm lộ dần những tài nguyên quý giá, nên sự tranh chấp chủ quyền tại Bắc Cực lại bùng nổ mãnh liệt hơn trước. Một sự kiện gây nhiều xôn xao và chống đối năm 2007 là lá cờ của chiếc tiềm thủy đỉnh Nga (ngang nhiên) cắm dưới đáy Bắc Băng Dương để thể hiện chủ quyền của Nga tại Bắc Cực.
Muốn xác định rõ xem ai có chủ quyền trên Bắc Băng Dương, Canada vừa quyết định thực hiện những phi vụ khởi hành từ đảo Ellesmere (thuộc Canada) và từ Groenland với chiếc máy bay được trang bị đặc biệt để có thể vẽ bản đồ ranh giới chính xác, dựa vào các phân tích những dao động của lực hấp dẫn (gravitation) từ những đỉnh gờ đất nằm trong lòng Bắc Băng Dương. Theo giải thích của các khoa học gia Canada, sự hình thành địa lý của các núi trong lòng biển tạo ra những vùng có lực hút gravitation mạnh thấy rõ nên những phân tích lực hút từ các Lomonosov và Alpha ridges dưới đáy biển sẽ xác định rõ ràng tới đâu là ranh giới 200 dặm từ thềm lục địa. Nếu cho rằng những chuyến bay khảo nghiệm này chưa đủ hữu hiệu để vẽ bản đồ ranh giới trên Bắc Bình Dương thì vào đầu năm 2010, chính phủ Canada sẽ đặt mua 2 chiếc tiềm thủy đĩnh tí hon đi thám thính Bắc Băng Dương để ranh giới được xác định rõ ràng hơn nữa.

Nasa bắt đầu đi tìm trái đất thứ nhì
Kể từ năm 1995 khi hai nhà thiên văn học Michel Mayor và Didier Queloz (cả hai đều là người Thụy-sĩ) khám phá ra những hành tinh đầu tiên không thuộc Thái Dương hệ, tính cho đến nay có cả thẩy 341 hành tinh ngoài hệ mặt trời (exoplanète) đã được các khoa học gia lần hồi khám phá thêm. Phần lớn là những hành tinh khổng lồ đầy khí như Jupiter chẳng hạn, dễ thấy hơn những hành tinh chỉ nhỏ như trái đất của chúng ta. Những khám phá này đã trở nên một trong những lãnh vực nghiên cứu thích thú của ngành thiên văn học. Chính Nasa cũng cho rằng trên những hành tinh xa lạ này rất có thể cũng có sự sống như trái đất nên đã giao nhiệm vụ thăm dò cho tầu Kepler.
Kepler được trang bị một viễn vọng kính tối tân có đường kính rộng 1 thước, có thể đo một sự khác biệt ánh sáng nhỏ nhất, giống như máy light meter trong kỹ thuật chụp hình. Nhiệm vụ của Kepler là quan sát và đo độ sáng của hơn 100.000 tinh tú, và thường xuyên đo những khác biệt về giao động ánh sáng khi một hành tinh bay xẹt ngang qua trong khoảng cách giữa tầu Kepler và những tinh tú. Để không bị trở ngại trong nhiệm vụ quan sát, tầu Kepler không bay quanh quỹ đạo trái đất mà bay quanh mặt trời, nghĩa là bay theo trái đất xung quanh mặt trời.
Cơ quan Không gian Nasa Hoa kỳ cho biết là đêm thứ Sáu mùng 6 tháng Ba từ trạm Cape Canaveral, tầu thăm dò Kepler sẽ được phóng lên vũ trụ. Và Cơ quan Không gian Nasa cũng không quên khoe rằng Kepler trị giá 600 triệu mỹ kim sẽ là tầu thăm dò đầu tiên đi tìm những hành tinh chỉ nhỏ bằng trái đất, nằm ngoài Thái Dương hệ (Nasa quên rằng cuối 12-2006, ESA = European Space Agency đã phóng con tầu thăm dò Corot cũng với nhiệm vụ đi tìm các hành tinh ngoài Thái Dương hệ, và Corot đã khám phá được một số hành tinh mới. Gần đây nhất là ngày 03-02-2009, Corot cũng báo cho biết đã tìm được hành tinh "CoRoT-Exo-7 b" chỉ lớn hơn trái đất gấp rưỡi!)

Kỹ thuật mới để phân giải các tiểu hành tinh
Cho đến ngày 31 tháng 12 năm 2008, con số các tiểu hành tinh (= asteroid) đếm được là 438.298. Một nhóm gồm các nhà thiên văn học Ý và Pháp vừa nghĩ ra một cách mới để đo kích thước và hình dạng của những thiên thạch quá nhỏ và quá xa mà cho đến nay các kỹ thuật cổ điển không thể xác định được.

Xử dụng kỹ thuật đo giao thoa (interferometry), các nhà thiên văn học có thể phân giải những thiên thạch nhỏ tí có bán kính khoảng 15 cây số ở khoảng cách xa 200 triệu cây số (tỷ như đo kích thước của một quả banh tennis ở cách xa 1000 cây số!) Với phương pháp mới dựa theo khả năng của viễn vọng kính VLTI (Very Large Telescope Interferometer), số lượng các thiên thạch đo được không chỉ tăng lên gấp nhiều lần, mà quan trọng hơn cả là biết được những yếu tố vật lý của các thiên thạch nhỏ, khác hẳn với yếu tố vật lý của các thiên thạch lớn từng được nghiên cứu.

Theo giải thích của Marco Delbo, khoa học gia người Pháp và là trưởng nhóm thuộc trạm Kiểm Soát Thiên Văn tại Côte d'Azur: "Biết được kích thước và hình dạng các thiên thạch là để giúp chúng ta hiểu vào thuở sơ khai của Thái Dương hệ, các đá sỏi và bụi đã kết hợp với nhau như thế nào để hình thành những khối lớn và giúp chúng ta hiểu được những thay đổi của các tiểu hành tinh sau khi va chạm với nhau, vỡ tan rồi lại tái phối hợp ..."

LER cũng đi diễn hành mừng tân Tổng thống Mỹ
LER (Lunar Electric Rover) là một trong những rô-bô mẫu 4 x 4 để thám hiểm mặt trăng (dự định thực hiện vào năm 2020) của Cơ Quan Không Gian Nasa. LER có kích thước như một chiếc xe vận tải nhỏ được trang bị ghế nằm cùng các thiết bị vệ sinh lẫn y tế dành cho hai người, và một động cơ điện để LER có thể di chuyển nhiều ngàn cây số trên mặt trăng liên tục trong vòng 14 ngày. Với 6 cặp bánh xe, LER có thể chuyển động trong bất cứ chiều hay hướng nào, kể cả "bò ngang như con cua". Đặc tính xoay trở vô cùng dễ dàng của LER đã được các chuyên gia thử nghiệm hồi năm ngoái tại vùng sa mạc Black Point Lava Flow, Arizona, cho thấy LER có thể di chuyển nhanh nhẹn trên mặt đất lồi lõm hoặc leo xuống dốc cũng như trèo lên các sườn đồi hơn 40 độ dốc. Các kỹ sư của Nasa cũng thiết kế cho LER những khung cửa sổ khá rộng, bao bọc bằng kính, chồm ra phía ngoài để các phi hành gia (ở trong) có thể lom khom người mà quan sát phía ngoài cho rõ hơn chứ không cần phải trèo ra khỏi LER - mặc dù, theo giải thích của các chuyên gia, chỉ cần khoảng 10 phút để khoác bộ quần áo phi hành đặc biệt rồi chui ra khỏi LER để thâu lượm các mẫu đất đá nghiên cứu.
Hôm thứ Ba, sau lúc tân Tổng thống Barack Obama và ông phó Joseph Biden làm lễ tuyên thệ nhậm chức, hai phi hành gia Mike Gernhardt và Rex Walheim trong bộ trang phục phi hành đã điều khiển LER tham dự buổi diễn hành trên Pennsylvania Avenue ra mắt công chúng. Ngoài ra còn có sự tháp tùng của 6 phi hành gia nữa, là nhóm phi hành đoàn của phi thuyền Endeavour đã thực hiện chuyến bay lên trạm không gian quốc tế ISS (International Space Station) vào tháng 11 năm ngoái.
Tommy
Tommy
Trung úy
Trung úy

Châm ngôn sống : "Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình. Chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó!"
Posts : 341
Thanks : 68
Join date : 24/05/2009
Age : 30
Đến từ : Xuân Lộc - Đồng Nai

http://love.easyvn.com/maithanhthien

Về Đầu Trang Go down

Khoa học 1 Empty Khoa học 2

Bài gửi by Tommy 31/5/2009, 7:52 pm

520 ngày cô lập hoàn toàn, để cho giống chuyến bay lên Hoả Tinh
Có 4 người được tuyển chọn trong số 5680 ứng viên của 18 quốc gia thành viên ESA (European Space Agency) để thực hiện cuộc thử nghiệm có tên là Mars-500. Đó là 2 ông kỹ sư (32t, 34t) và một phi công 40t lái Airbus A 320; cả 3 đều là người Pháp và 1 kỹ sư 28 tuổi trong quân đội, người Đức. Cả 4 đều tình nguyện xa lánh thế giới bên ngoài 520 ngày, là thời gian tương đương với hai chuyến bay "đi và về" cộng thêm thời gian "ở lại (Hoả Tinh)" chừng một tháng. Chương trình Mars-500 sẽ được thực hiện tại Mạc Tư Khoa vào cuối năm 2009, với sự cộng tác của IBMP (Institute for Biomedical Problems, của Nga) lo về vấn đề y tế và tình trạng sinh lý lẫn tâm lý của các tình nguyện viên sống cùng nhau một thời gian dài trong một khung cảnh khép kín, y như các phi hành gia của Nasa trên chuyến bay đến Hoả Tinh dự đoán sẽ là năm 2037.
17 tháng sống trong một khung cảnh chật hẹp của phi thuyền, xa cách với quả đất lúc đó chỉ còn là một điểm sáng trong vũ trụ bao la và sự liên lạc qua vô tuyến với "dưới đất" phải mất 40 phút mới truyền đến, v..v... ấy là chưa kể những tình huống bất ngờ đòi hỏi một thể lực tốt và bộ óc thông minh, bén nhạy. Quả là khó! (vì thế nên cả 4 tình nguyện viên được lãnh 54.000 € cho 17 tháng thử nghiệm). Ngay tháng Giêng sắp tới, cả 4 tình nguyện viên phải từ biệt gia đình để lên đường đi Mạc Tư Khoa sửa soạn tập luyện cho chương trình Mars-500. Cả 4 đều bảo rằng rất hãnh diện được tham gia chương trình Mars và vui mừng vì sẽ có nhiều cơ hội được học hỏi thêm, tuy thời gian xa gia đình kéo dài tổng cộng gần 3 năm.

Trở ngại trong hệ thống tái tạo nước tiểu trên trạm không gian ISS
Washington (dpa) - Trở ngại trong hệ thống tái tạo nước tiểu trên trạm không gian ISS hiện đang làm cho các khoa học gia của NASA phải „vỡ đầu“.
Tàu vũ trụ con thoi „Endeavour“ trong chuyến tải hàng hóa vừa qua đã mang theo hệ thống tái tạo nước tiểu, mồ hôi và hơi nước đọng để trở thành nước uống. Với hệ thống này trong tương lai các phi hành gia trên ISS sẽ không còn lệ thuộc vào việc cung cấp nước từ trái đất.

Theo tin từ cớ quan NASA sau khi hệ thống lọc được lắp ráp hoàn tất trên trạm ISS, máy được chạy thử nghiệm hai lần nhưng đều không thành công do máy bị tắt điện. Các chuyên gia từ trung tâm Houston (Texas) hy vọng máy chỉ gặp vấn đề ở bộ Sensor và có thể được thay trong những ngày sắp đến. NASA cũng dự tính nếu hệ thống lọc nước không được hoàn tất, chuyến bay „Endeavour“ được dự trù 15 ngày sẽ được kéo dài thêm một ngày.

Mục tiêu chính của „Endeavour“ lần này là mở rộng thêm trạm ISS để trong tương lai sáu phi hành gia có thể sống và làm việc trên đó thay vì ba người như hiện nay. Một Toilette và hai phòng ngũ được „Endeavour“ chuyển lên lần này.

Viễn vọng kính vũ trụ "Hubble" gửi hình về trái đất trở lại
Sau bốn tuần gián đoạn nay viễn vọng kính vũ trụ "Hubble" lại hoạt động trở lại như thời gian trước ngày bị trục trặc 27.9 vừa qua, theo thông báo từ cơ quan không gian vũ trụ Âu châu ESA và của Hoa Kỳ NASA. "Hubble" đã nối lại liên lạc cũng như gửi hình chụp hai Galaxie. Qua đó kế hoạch dự trù cho tháng 2.2009 dùng tàu con thoi vũ trụ "Atlantis" bay lên để sữa chửa viễn vọng kính vũ trụ "Hubble" được dời lại vô hạn định.

Dụng cụ máy móc của "Hubble" được tắt vào tháng 9 vừa qua sau khi bộ phận máy chuyên phân tích các dữ kiện thâu thập cũng như để gửi về trái đất gặp trục trặc kỹ thuật. Bây giờ hệ thống dùng khi gặp trường hợp khẩn đã được khởi động hoàn hảo, đây là bộ phận chưa bao giờ được khởi nghiệm kể từ khi "Hubble" được đưa vào hoạt động cách đây 18 năm.

Theo Jon Morse, một chuyên gia của NASA, trong thời gian qua các khoa học gia đã thu thập được đầy đủ dữ kiện để nhận ra không thể nào kịp thời chuẩn bị những linh kiện thay thế cho bộ phận chuyển tải dữ liệu của "Hubble". Theo dự tính kế hoạch dùng tàu con thoi vũ trụ "Atlantis" bay lên để sữa chửa nhằm giúp "Hubble" kéo dài hoạt động cho đến năm 2013. Kể từ 2013 "James Webb Space Telescope" sẽ hoàn toàn thay thế "Hubble" .

Kể từ ngày được phóng lên không gian vào năm 1990 viễn vọng kính vũ trụ "Hubble" đã chụp được nhiều hình ảnh về bầu khí quyển giúp các khoa học gia thông hiểu hơn về độ tuổi, nguồn gốc của vũ trụ cũng như quan sát được Supernovas xa xôi.

Kể từ 2011 NASA không còn cần đến dịch vụ vận tải lên ISS của Nga
Berlin/Washington/Moskau (ddp). Kể từ năm 2011 cơ quan không gian vũ trụ NASA của Mỹ sẽ không còn cần đến các chuyến vận tải lên vũ trụ của các phi thuyền „Progress“ của Nga. Sau khi chấm dứt chương trình „tàu con thoi“ vào năm 2010 NASA sẽ hướng đến các dịch vụ trong nước nhằm chuyên chở hàng hóa lên vũ trụ.
Nga đã có những phản ứng về quyết định này của NASA và cho rằng, Mỹ có ý định muốn rút ra khỏi dự án ISS. Theo kế hoạch trước đây Mỹ đã từng hứa hẹn sẽ thuê những chiếc tàu phi thuyền „Sojus“ của Nga cho đến năm 2015 nhằm tiếp tế cho các khoa học gia làm việc trên ISS. Thật ra có thể cơ quan NASA đã bó tay trước bộ luật của quốc hội đưa ra, cấm sử dụng những dịch vụ không gian vũ trụ của Nga vì Nga đang hợp tác với Iran trong lảnh vực năng lượng hạt nhân.

Theo nhận định của các chuyên gia người Nga, NASA đang hướng đến hỏa tiển „Falcon“ của công ty tư nhân SpaceX của Mỹ. Vào cuối tháng 9 vừa qua, „Falcon 1“ đã thành công đưa được trọng tải 165 kilo lên quỹ đạo trái đất. Cho đến nay Nga vẫn chưa xem „Falcon“ là một đối thủ đáng ngại vì khả năng vận tải hiện nay vẫn còn quá giới hạn. Tuy nhiên giới chuyên gia vũ trụ cho rằng đến „Falcon 9“ thì tình hình sẽ khác hẵn.

Cho đến nay trạm ISS được tiếp tế qua các phi thuyền „Progress“ của Nga và các chuyến bay vũ trụ con thoi của Mỹ. Đến năm 2008 có thêm tàu vận tải ATV (Automated Transfer Vehicle) của Âu châu. Chuyến đầu tiên của ATV lấy tên „Jules Verne“ bay lên ISS vào cuối tháng tư vừa qua. Chuyến bay thứ nhì của ATV được dự trù vào năm 2010. Vào năm tới, phi hành đoàn của ISS sẽ tăng lên xấp hai do đó Nga cũng phải gia tăng các chuyến bay „Progress“. Những chuyến bay này đều lệ thuộc vào tiền của NASA.

Đất trên Hoả Tinh độc hay không độc?
Những cuộc phân tích các mẩu đất trước đây, thực hiện với những máy móc tên là TEGA (Thermal and Evolved-Gas Analyser, được đặt ngay trong khoang của tầu thăm dò Phoenix) đã khiến các khoa học gia lạc quan, cho rằng thành phần cấu tạo đất trên Hoả Tinh rất có thể giống như ở trái đất của chúng ta. Thậm chí còn cho rằng có thể trồng cây được y như ở địa cầu của chúng ta.
Nhưng sau khi khảo nghiệm kỹ nhiều mẩu đất mà tàu thăm dò Phoenix Mars Lander, đáp xuống Hoả Tinh từ ngày 26-05, đã thâu lượm được trên Hoả Tinh tháng vừa qua, cơ quan Không Gian Nasa Hoa kỳ vừa cho biết trong một vài mẩu đất này có chứa Perchlorate là một chất độc cho sức khoẻ của người, ảnh hưởng đến sự tiết vài kích thích tố của tuyến giáp (thyroïde) chẳng hạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các mẩu đất mà rô-bô chọn ngẫu nhiên trên đất Hỏa Tinh đều chứa chất độc Perchlorate; nên các khoa học gia của Nasa chưa dám xác quyết hẳn là đất trên Hoả Tinh hoàn toàn vô hại, mà cũng không đề quyết rằng đất Hoả Tinh không thích hợp cho sự sống của loài người vì có chất độc. Các khoa học gia đang loay hoay tìm tòi xem chất Perchlorate này có đúng là "sản phẩm" trên Hoả Tinh hay là từ chính các máy móc TEGA đã nhiễm sẵn chất Perchlorate ngay từ khi vẫn còn ở trên địa cầu của chúng ta (chưa được phóng lên Hoả Tinh).
Chỉ có một điều mà các khoa học gia có thể tuyên bố chắc chắn, trong tuần vừa qua, là: "Các cuộc phân tích của TEGA cho biết trên Hoả Tinh quả thật có nước!"

Phi thuyền Atlantis có thể gặp nguy hiểm
Tháng Mười tới đây, phi thuyền Atlantis sẽ được phóng lên vũ trụ, theo dự định sẽ là ngày mùng 10. Trên tuyến đường trực chỉ viễn vọng kính Hubble, rất có thể Atlantis sẽ chạm phải một thiên thạch nhỏ; nhưng cũng có thể va vào một mảnh rác vũ trụ với xác suất là 1:185. Trong khi đó, nếu trực chỉ trạm ISS (International Space Station) thì nguy hiểm ít hơn vì xác suất chỉ còn 1:300. Ít nguy hiểm hơn là vì ISS lơ lửng ở độ cao 354 cây số cách quả địa cầu, còn telescope Hubble lại xa hơn đến 563 cây số. Mà càng ở xa quả địa cầu, càng ngày càng có nhiều rác vũ trụ ví dụ như, theo lời của giám đốc các chương trình của Nasa là John Shanon, những mảnh từ các satellites thử nghiệm của Trung quốc bị bắn vụn, hoặc từ một satellite bị quân đội Hoa kỳ bắn vì bay trật quỹ đạo, hoặc một động cơ trên hoả tiễn của Nga bị rớt ra ngoài khi được phóng lên, ..v.v.. và còn nhiều, nhiều nữa.
Tất cả những rác vũ trụ này đều có thể trở thành mối nguy cho phi thuyền Atlantis. Nên rất có thể phi thuyền Atlantis sẽ bay theo kiểu "giật lùi" để nếu đụng nhằm rác vũ trụ, chỉ hư hại vỏ phi thuyền (mà các phi hành gia có thể sửa chữa được ngay trên không gian) chứ không làm hỏng mặt kính của cockpit. Vả lại, trạm dưới đất sẽ cắt đặt hờ sẵn 2 phi hành gia luôn luôn túc trực để "bay lên" cứu nguy nếu phi thuyền Atlantis gặp biến cố.
Các phi hành gia của Atlantis có nhiệm vụ sửa chữa tân trang viễn vọng kính Hubble (hoạt động từ 1990) để Hubble có thể "phục vụ" thêm 5 năm nữa, và sau đó, nghĩa là đến năm 2013, đến lượt viễn vọng kính James Webb Space Telescope đảm nhận trách nhiệm thâu hình.

Đất trên Hoả Tinh độc hay không độc?
Những cuộc phân tích các mẩu đất trước đây, thực hiện với những máy móc tên là TEGA (Thermal and Evolved-Gas Analyser, được đặt ngay trong khoang của tầu thăm dò Phoenix) đã khiến các khoa học gia lạc quan, cho rằng thành phần cấu tạo đất trên Hoả Tinh rất có thể giống như ở trái đất của chúng ta. Thậm chí còn cho rằng có thể trồng cây được y như ở địa cầu của chúng ta.
Nhưng sau khi khảo nghiệm kỹ nhiều mẩu đất mà tàu thăm dò Phoenix Mars Lander, đáp xuống Hoả Tinh từ ngày 26-05, đã thâu lượm được trên Hoả Tinh tháng vừa qua, cơ quan Không Gian Nasa Hoa kỳ vừa cho biết trong một vài mẩu đất này có chứa Perchlorate là một chất độc cho sức khoẻ của người, ảnh hưởng đến sự tiết vài kích thích tố của tuyến giáp (thyroïde) chẳng hạn. Tuy nhiên, không phải tất cả các mẩu đất mà rô-bô chọn ngẫu nhiên trên đất Hỏa Tinh đều chứa chất độc Perchlorate; nên các khoa học gia của Nasa chưa dám xác quyết hẳn là đất trên Hoả Tinh hoàn toàn vô hại, mà cũng không đề quyết rằng đất Hoả Tinh không thích hợp cho sự sống của loài người vì có chất độc. Các khoa học gia đang loay hoay tìm tòi xem chất Perchlorate này có đúng là "sản phẩm" trên Hoả Tinh hay là từ chính các máy móc TEGA đã nhiễm sẵn chất Perchlorate ngay từ khi vẫn còn ở trên địa cầu của chúng ta (chưa được phóng lên Hoả Tinh).
Chỉ có một điều mà các khoa học gia có thể tuyên bố chắc chắn, trong tuần vừa qua, là: "Các cuộc phân tích của TEGA cho biết trên Hoả Tinh quả thật có nước!"
Tommy
Tommy
Trung úy
Trung úy

Châm ngôn sống : "Đừng đánh mất niềm tin vào bản thân mình. Chỉ cần tin là mình có thể làm được và bạn lại có lý do để cố gắng thực hiện điều đó!"
Posts : 341
Thanks : 68
Join date : 24/05/2009
Age : 30
Đến từ : Xuân Lộc - Đồng Nai

http://love.easyvn.com/maithanhthien

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết